Nguồn gốc Kỳ lân (phương Tây)

Bằng chứng khẳng định

Bộ xương kỳ lân của Ngài Otto von Guericke, trưng bày gần vườn thú Osnabrück

Năm 1663, trong số nhiều mẩu xương thời tiền sử được tìm thấy ở Einhornhöhle tại vùng núi Harz Đức, một số đã được lựa chọn và lắp ráp lại thành một con kỳ lân bởi Ngài Otto von Guericke vùng Magdeburg. Trên thực tế, con vật được gọi là kỳ lân của Guericke chỉ có hai chân, và được ghép lại từ xương hóa thạch của một con tê giác lông mịnvoi ma mút, với cái sừng của một con kỳ lân biển. Bộ xương này được kiểm tra bởi Gottfried Leibniz, người trước đó đã nghi ngờ sự tồn tại của kỳ lân, nhưng được thuyết phục bởi nó.[11]

Nam tước Georges Cuvier chủ trương, vì kỳ lân có bộ móng chẻ nên nó phải có một hộp sọ chẻ, để chiếc sừng duy nhất có thể phát triển được. Như để bác bỏ điều này, Tiến sĩ W. Franklin Dove, giáo sư Đại học Maine, đã hợp nhất các chồi sừng của một con bê với nhau, tạo ra hình dáng bên ngoài của một con bò một sừng.[12]

Kể từ khi tê giác là động vật trên cạn còn sống sót duy nhất có một sừng, nó đôi khi được coi là nguồn gốc của truyền thuyết kỳ lân, bắt nguồn từ cuộc đọ sức giữa những động vật châu Âu kỷ băng hà và tê giác lông mịn, hoặc là truyền thuyết có thể đã được dựa trên tê giác của châu Phi.

Con dấu kỳ lân trong nền Văn minh lưu vực sông Ấn

Các đối tượng đầu tiên khai quật từ HarappaMohenjo-daro là những con dấu nhỏ bằng đá khắc những hình con thù khá tao nhã, bao gồm một hình giống với con kỳ lân ở phía trên, bên trái, và đánh dấu bằng chữ Indus, những ký tự hiện vẫn gây trở ngại đối với các học giả. Những con dấu này được đề 2500 TCN. Nguồn: Đại học North Park, Chicago, Illinois. (Hình: Con dấu Harappa.)

Con dấu này là một cận cảnh của loài động vật giống kỳ lân, được tìm thấy tại Mohenjo-daro, dài 29 mm (1,14 inch) mỗi cạnh và được làm bằng khoáng chất Steatite nóng. Steatite là một hòn đá được chạm khắc mềm mại một cách dễ dàng mà trở nên cứng sau khi nung nóng. Trên đầu là bốn chữ tượng hình Indus chưa được giải mã, là một trong những hệ thống văn bản đầu tiên trong lịch sử. (Hình: Kỳ lân Harappa.)

Tê giác cổ

Con elasmotherium

Một gợi ý là kỳ lân dựa trên loài động vật đã tuyệt chủng, elasmotherium, một loài tê giác Á-Âu lớn mang nguồn gốc ở các thảo nguyên, nằm phía nam của phạm vi tê giác lông mịn ở Kỷ băng hà châu Âu. Elasmotherium nhìn giống như ngựa một chút, nhưng nó có một sừng lớn duy nhất ở trán của nó.

Tuy nhiên, theo Sách gia đình Bắc Âu và nhà khoa học Willy Ley, loài vật đó có thể đã sống sót đủ lâu để được nhớ trong truyền thuyết của những người Evenk của Nga như là một con bò đen khổng lồ với một sừng trên trán và duy nhất.

Trong sự ủng hộ này, một điều đã được ghi nhận rằng, vào thế kỷ 13, nhà thám hiểm Marco Polo tuyên bố đã thấy một con kỳ lân tại Java, nhưng mô tả của ông rõ ràng làm cho người đọc hiện đại nhận ra ông thực sự nhìn thấy một con tê giác Java.

Kỳ lân biển

Bài chi tiết: Kỳ lân biển

Năm 1638, Ole Worm, nhà sinh vật học Đan Mạch phát biểu, sừng của kỳ lân thường thấy trong Phòng nội các của những ham biết thời Trung cổ và châu Âu Phục Hưng, là những ví dụ rất thường xuyên về chiếc ngà đơn, dài và xoắn ốc của kỳ lân biển Monodon monoceros thuộc bộ Cá voi Bắc Băng Dương.[13] Chúng được mang về phía Nam như là một món hàng thương mại rất có giá trị, và được bán như sừng của kỳ lân huyền thoại. Là một chiếc ngà, chúng qua được rất nhiều các xét nghiệm khác nhau nhằm làm giảm giá trị của sừng kỳ lân giả. Vì những chiếc sừng được xem là mang quyền hạn của phép thuật, người Viking và những thương gia miền Bắc có thể bán chúng đắt hơn cả vàng.

Nữ hoàng Elizabeth I của Anh cũng giữ một chiếc sừng kỳ lân trong Phòng nội các của những ham biết của bà, chiếc sừng được Martin Frobisher, nhà thám hiểm Bắc Băng Dương, mang về trong chuyến trở về từ Labrador vào năm 1577.[14] Các mô tả thông thường của chiếc sừng kỳ lân xoắn ốc trong nghệ thuật, bắt nguồn từ đó.

Sự thật về nguồn gốc chiếc ngà phát triển dần dần trong kỷ nguyên khám phá, khi những nhà thám hiểm và nhà tự nhiên học bắt đầu chuyến thăm thú khu vực và lĩnh vực của mình. Năm 1555, Olaus Magnus xuất bản một bản vẽ của sinh vật giống cá có sừng trên trán.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kỳ lân (phương Tây) http://ebooks.adelaide.edu.au/a/aristotle/history/ http://ebooks.adelaide.edu.au/a/aristotle/parts/ http://www.harappa.com/seal/seal1.html http://www.jewishencyclopedia.com/view.jsp?artid=2... http://www.measuringworth.com/ppoweruk/ http://www.occultopedia.com/u/unicorn.htm http://www.unicorngarden.com/drdove.htm http://nationalzoo.si.edu/Publications/ZooGoer/200... http://www.perseus.tufts.edu/cgi-bin//ptext?lookup... http://penelope.uchicago.edu/Thayer/E/Roman/Texts/...